Bảo vệ môi trường

Một số kiến thức về rác thải nhựa

Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựacủa Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/8/2020 nêu rõ: Ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt. Mỗi năm, lượng chất thải nhựa do con người thải ra trên phạm vi toàn cầu đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó có 13 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra đại dương. Việc lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi nilon khó phân huỷ, sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, vấn đề ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề thật sự đáng báo động, đã, đang và sẽ gây thiệt hại to lớn cho môi trường sinh thái ở nước ta.

Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra biển – nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp.

Điều đáng nói là việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế.

Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Rác thải nhựa có thể bị thải bỏ ra môi trường và xâm nhập vào chuỗi thức ăn do bị tan rã thành các mảnh và hạt nhỏ hơn theo thời gian. Theo đó, lượng tiêu thụ nhựa trung bình của một người Việt đã tăng 11 lần, từ 3,8kg/người năm 1990 lên 41,3 kg/người năm 2018 và tiếp tục tăng thời gian qua do nhu cầu về đồ nhựa trong thời gian cách ly phòng Covid-19.

Tại các đô thị Việt Nam, tổng lượng túi nilon được sử dụng là 10,48 – 52,4 tấn/ngày. Trong giai đoạn 2019 – 2022, xu hướng tăng trong chi tiêu hộ gia đình cho thực phẩm và đồ uống tạo ra động lực tăng trưởng chính cho phân khúc bao bì nhựa.

Theo đó, phân loại, thu hồi, tái chế và xử lý rác thải nhựa còn hạn chế. Chỉ có khoảng 11-12 % số lượng chất thải nhựa, túi nilon được xử lý, tái chế, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường. Đặc biệt, trong rác thải y tế có khoảng 5% là rác thải nhựa. Mỗi ngày, có khoảng 22 tấn chất thải nhựa được thải ra từ các hoạt động y tế, trong số đó lẫn với rác thải nguy hại (thuốc, hóa chất..). Thu gom, tái chế và chôn lấp loại rác thải nhựa này đều ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và ô nhiễm môi trường.

Nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa

Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải.

Chất thải nhựa sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người từ các nguồn sau:

  • Chất thải nhựa từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, khu văn hoá,trường học…
  • Chất thải sinh hoạt của dân cư, khách vãng lai, du lịch…
  • Thực phẩm dư thừa nilon, nhựa, chai nước nhựa, các chất thải nguy hại…
  • Chất thải nhựa sinh hoạt của công nhân trong các công trình xây dựng, cải tạo và nâng cấp, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp…

TÁC HẠI CỦA RÁC THẢI NHỰA

Đối với môi trường

Do tính chất khó phân hủy nên ngay cả khi được thu gom đưa đi chôn lấp vào đất, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm làm thay đổi tính chất vật lý của đất, đồng thời gây ô nhiễm môi trường đất, làm đất không giữ được nước dẫn đến tình trạng xói mòn, thiếu dinh dưỡng và oxi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.

Đặc biệt, nếu xử lý rác thải nhựa không đúng cách. Ví dụ như đốt nhựa không đúng quy chuẩn còn là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí, tạo ra hiệu ứng nhà kính và làm ảnh hưởng một cách tiêu cực đến đời sống con người và các sinh vật sống.

 

Bãi rác được chụp lại trong Chiến dịch “Clean Up Việt Nam lần 3”

 

Đối với sinh vật biển

Việc xả thải rác thải nhựa tràn lan trên biển đã gây ra hiện tượng “ô nhiễm trắng” và làm ảnh hường nghiêm trọng đến các loài thủy, hải sản như: Có gần 300 loài sinh vật biển bị vướng hay ăn phải các mảnh rác thải nhựa trên biển, gây phá hủy tế bào, tác động xấu tới hệ tiêu hóa… hoặc làm tắc khí quản gây ngạt thở. Theo thống kê, bình quân trong mỗi con cá chứa khoảng 2,1 mảnh vi nhựa. Đây chính là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều loài động vật. Việc trong sinh vật biển chứa nhiều mảnh vi nhựa các rác thải nhựa trôi nổi trên biển cũng là nguyên nhân gây phá huỷ hay suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc, thành phần của hệ sinh thái biển.

Đối với con người

  • Rác thải nhựa bị thải ra môi trường hoặc bị chôn lấp, theo thời gian sẽ bị phân rã thành những mảnh nhựa với rất nhiều kích cỡ khác nhau như: micro, nano, pico… Những mảnh vi nhựa này sẽ lẫn vào đất, môi trường và không khí… khiến cho các loài sinh vật biển, chính con người ăn phải, đưa chúng vào cơ thể đe dọa đến sức khỏe.
  • Còn riêng với những loạirác thải nhựa đốt để xử lý, sẽ sinh ra các loại khí độc bao gồm: khí dioxin, furan… ảnh hưởng rất lớn đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, thậm chí gây ung thư.
  • Trong một số loại túi nilon có thể lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất… vì thế khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành các loại axit sunfuric gây ra mưa axit vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người và sinh vật.
  • Hiện nay còn có rất nhiều sản phẩm nhựa kém chất lượng được sản xuất với số lượng lớn, trong quá trình sử dụng sẽ sản sinh ra BPA – đây là chất độc hại và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ở người như vô sinh, tiểu đường thậm chí gây ung thư…

SINH VIÊN ĐẠI HỌC MỞ TPHCM NÓI KHÔNG VỚI RÁC THẢI NHỰA

Trường Đại học Mở TPHCM luôn tiên phong với sứ mệnh bảo vệ môi trường, “nói không với rác thải nhựa”, thực hiện tuyên truyền và hành động nhằm giúp giải quyết các vấn đề về rác nhựa như:

  • Phân loại rác tại nguồn

Việc phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên, góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng về việc bảo vệ và sử dụng hợp lý các loại tài nguyên, bảo vệ môi trường. Tại các cơ sở học tập của sinh viên Trường Đại học Mở TPHCM luôn được trang bị đầy đủ các thùng rác và có hướng dẫn sinh viên phân biệt đúng các loại rác, trong đó:

+ Rác hữu cơ: thường là thức ăn thừa, vỏ trái cây…

+ Rác vô cơ: gồm loại tái chế và không tái chế. Rác tái chế là loại rác có khả năng được tái sử dụng, có thể dùng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như giấy, bìa cát tông… Rác không tái chế là loại rác thải đã qua sử dụng và không còn khả năng tái chế, chỉ có thể tiến hành xử lý và đưa ra ngoài môi trường.

+ Chất thải nguy hại: loại rác chứa đặc tính gây nguy hại trực tiếp như dễ cháy, gây ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ nổ, lây nhiễm (pin hỏng, acquy, đèn huỳnh quang…).

  • Tái chế các chất thải nhựa:

Tái chế rác thải nhựa mang đến nhiều ưu điểm, giúp làm sạch môi trường, tái sử dụng các tài nguyên, đồng thời còn tạo việc làm cho người lao động. Trường Đại học Mở TPHCM luôn khuyến khích Cán bộ viên chức và sinh viên tái chế rác thải nhựa, có thể tự thực hiện như tái chế rác nhựa thành đồ handmade, các vật dụng để trồng cây hay tái dùng một sản phẩm nhựa nhiều lần… Bên cạnh đó, các sin viên có thể tham gia Nghiên cứu khoa học về chủ đề Nhựa, tham gia các cuộc thi về bảo vệ môi trường như Ý tưởng sáng tạo dành cho người học, Share your Green…

Hình ảnh cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo cho người học”

 

Hình ảnh cho cuộc thi “Share your Green” do CLB OU Green Plus tổ chức

 

  • Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về chất thải nhựa nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.

Bao gồm các tác hại từ việc sử dụng đồ nhựa, bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, chủ động phân loại rác thải, hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa một lần,…

Những hành động mà Ouers có thể thực hiện Nói không với rác nhựa, đó là:
1. Mang túi vải/balo khi đi mua sắm thay cho túi nilon.
2. Từ chối sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần như là muỗng, nĩa, tăm bông, nắp
ly, ống hút…
3. Không mua các sản phẩm có bao bì “CHƯA THỂ TÁI CHẾ ĐƯỢC”
4. Mang theo muỗng inox nếu bạn hay mua thức ăn ngoài trường.
5. Mang bình nước cá nhân và lấy nước uống ở vòi nước công cộng của OU.
6. Tái sử dụng túi nilon.
7. Tái chế các rác nhựa bạn đã sử dụng trong hôm nay.
8. Tuyên truyền cho bạn bè cùng thực hiện.
9. Sử dụng bút máy thay cho bút bi.
10. Hạn chế dùng khăn giấy ướt và không xả giấy ướt đã dùng xuống toa lét.
11. …
Góp sức mỗi ngày một hành động nhỏ, OU sẽ trở thành ngôi trường tốt hơn trong mai sau./.

OU Green Plus tổng hợp

 

 

 

TIN LIÊN QUAN

ou-xuan-tinh-nguyen

19 - T.4 2024

OU Câu chuyện Xanh: Sức Mạnh Cộng Đồng Trong Những Câu Chuyện Tình Nguyện Tại OU

Hãy cùng Như Quỳnh khám phá “Sức mạnh của cộng đồng” qua những Câu chuyện tình nguyện tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Sự đoàn kết…

ou-tinh-nguyen

18 - T.4 2024

OU Câu chuyện Xanh: Sinh viên OU thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường qua các hoạt động tình nguyện

Hoạt động tình nguyện là một hoạt động rất đỗi quen thuộc đối với sinh viên nói riêng và tất cả bạn trẻ nói chung. Đó là các hoạt động…

thu-hoi-pin-cu

22 - T.3 2024

OU Câu chuyện Xanh – Hành trình “GIẢI ĐỘC PIN CŨ” cùng sinh viên Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh

PIN là một nguồn cung cấp năng lượng cho nhiều loại thiết bị điện tử và được sử dụng rộng rãi trong đời sống con người. Nhưng bạn có biết,…

ou-phuc-vu-cong-dong-bvmt

11 - T.3 2024

04 Công trình Phục vụ cộng đồng của chương trình Ấn Xanh 2024

Khép lại hành trình phục vụ cộng đồng Ấn Xanh 2024, Câu lạc bộ OU Green Plus, trực thuộc phòng CTSV & TT Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ…

pvcd-an-xanh-2024

04 - T.3 2024

Chương trình Phục vụ cộng đồng “Ấn Xanh 2024” lần đầu tiên có sự tham gia của Sinh viên Lào – OU Câu chuyện Xanh

Chương trình Phục vụ cộng đồng nhân dịp Tết Nguyên Đán – “Ấn Xanh” của Trường Đại học Mở TP. HCM đã được tổ chức thành công chương trình “Ấn…

dong-vat-hoang-da-tai-thao-cam-vien

03 - T.3 2024

OU Câu chuyện Xanh – Sinh viên hưởng ứng Ngày Thế giới bảo vệ Động, Thực vật hoang dã 03/03/2024

Hưởng ứng Ngày Thế giới Bảo vệ Động, Thực vật Hoang Dã, sáng ngày 3/3/2024, câu lạc bộ OU Green Plus đã tổ chức một chuyến tham quan, trải nghiệm…

ou-dap-xe-bvmt

20 - T.2 2024

OU Câu chuyện Xanh: Những bước chân tình nguyện vì cộng đồng và môi trường

Việc tạo ra sự kết nối giữa hoạt động tình nguyện và bảo vệ môi trường, không chỉ góp phần đạt được mục tiêu chung vì một môi trường bền…

trong-rau-sach

18 - T.2 2024

OU Câu chuyện Xanh – Sinh viên mang mô hình Vườn rau sạch về Trường tiểu học

Trong chương trình phục vụ cộng đồng “Ấn Xanh 2024”, Câu lạc bộ OU Green Plus đã thực hiện và trao tặng Mô hình “Vườn rau cho bé” tại Trường…

sdg17

17 - T.2 2024

Mục tiêu phát triển bền vững 17. Thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Mục tiêu phát triển bền vững số 17 – Quan hệ đối tác vì các mục tiêu được xem là chìa khóa quan trọng để giải quyết những thách thức…

sdg16

16 - T.2 2024

Mục tiêu phát triển bền vững 16. Hòa bình, công lý và xây dựng các thể chế mạnh mẽ

Mục tiêu phát triển bền vững số 16 là một trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hợp Quốc đề ra. Nhằm thúc đẩy một xã…