Bảo vệ môi trường

Mục tiêu bền vững số 12: Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm – Hành động vì một tương lai bền vững

Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm (SDG 12) là một trong 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Theo đó, mục tiêu 12 hướng đến việc đảm bảo các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện sinh kế cho thế hệ tương lai.

Mục tiêu phát triển bền vững số 12: Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm. Nguồn: OU Green Plus

Năm 2019, Liên Hợp Quốc đã đưa ra cảnh báo rõ ràng về tình trạng hiện tại của thế giới đối với vấn đề tiêu thụ và sản xuất: “Trái đất đang cạn kiệt tài nguyên, nhưng dân số vẫn tiếp tục tăng. Nếu dân số toàn cầu đạt 9,8 tỷ người vào năm 2050, sẽ cần đến gần ba hành tinh để cung cấp nguồn tài nguyên, năng lượng cần thiết để duy trì lối sống hiện tại”.

Nhận thấy những ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng của sản xuất và tiêu thụ đến môi trường sống và sinh quyển. Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các quốc gia cùng hành động vì mục tiêu phát triển bền vững 12:

  • Đến năm 2030, đạt được quản lý bền vững sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên tự nhiên. Đạt được quản lý môi trường về các hóa chất và chất thải, giảm đáng kể việc thải chúng ra không khí, nước và đất.
  • Giảm một nửa lượng thải thực phẩm và mất mát thực phẩm trong chuỗi sản xuất và cung ứng. Giảm đáng kể lượng rác bằng cách ngăn chặn, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng.
  • Thực hiện Chương trình 10 năm về tiêu thụ và sản xuất bền vững, với sự tham gia của tất cả các quốc gia. Trong đó, các quốc gia phát triển đóng vai trò chủ đạo.
  • Khuyến khích thực hành mua sắm công cộng bền vững, theo đúng chính sách quốc gia. Đảm bảo mọi người tiếp cận đầy đủ thông tin và có nhận thức đúng đắn liên quan đến phát triển bền vững, lối sống hòa mình với thiên nhiên…

Việt Nam nỗ lực đóng góp vào mục tiêu PTBV 12

Việt Nam là một trong số những nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Tuy nhiên, điều đó lại dẫn đến những áp lực lớn cho môi trường.

Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, phát thải khí nhà kính của Việt Nam khoảng 316 triệu tấn CO2. Lượng rác thải nhựa thải ra môi trường hàng năm ước tính khoảng 1,8 triệu tấn.

Không chịu đứng yên trước những thách thức này, Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ bền vững. Đặc biệt là sau những sự kiện như ký kết Tuyên ngôn quốc tế về Sản xuất sạch hơn năm 1999 và ban hành Kế hoạch hành động quốc gia Sản xuất sạch hơn (SXSH) năm 2002. Các chiến lược và quy định SXSH trong công nghiệp, cùng với các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã được đưa ra để thúc đẩy mô hình sản xuất bền vững. Hơn 1200 cơ sở sản xuất trên khắp Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động SXSH trong hơn 10 năm qua.

Trong quá trình thực hiện Mục tiêu Phát triển Bền vững số 12, Trường Đại học Mở TP HCM đã chủ động tham gia nhiều hoạt động nhằm tăng cường nhận thức cộng đồng về các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là SDG 12.

Câu lạc bộ OU Green Plus của trường đã tổ chức nhiều sự kiện ý nghĩa, bao gồm lớp học tái chế cho trẻ em tại UBND phường 1, quận 3. Buổi học này không chỉ nhằm giáo dục trẻ em về quan trọng của tái chế và tái sử dụng mà còn tạo cơ hội cho các em tham gia vào việc bảo vệ môi trường.

CLB OU Green Plus tổ chức lớp học tái chế cho các em nhỏ tại UBND phường 1, quận 3
Nguồn: Fanpage OU Green Plus

Trong hoạt động gần đây nhất, câu lạc bộ đã tổ chức sự kiện Quà xinh trao tay – quyên tặng em hay tại UBND phường 4, quận Phú Nhuận. Thông qua việc tái giá trị những gấu bông, đồ chơi… đã qua sử dụng. Sự kiện không chỉ mang lại niềm vui cho trẻ em mà còn truyền đạt thông điệp về việc chăm sóc môi trường và giáo dục tiêu dùng bền vững.

Những hoạt động như vậy không chỉ đóng góp ý nghĩa cho cộng đồng mà còn giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của tái chế và tái sử dụng, “cũ người mới ta:… Từ đó khuyến khích cộng đồng nhận thức thêm về trách nhiệm sản xuất và tiêu dùng bền vững trong tương lai.

Để thực hiện SDG 12, cần có sự chung tay của chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Chúng ta có thể góp sức từ những việc làm nhỏ nhất:

  • Giảm thiểu lượng rác thải nhựa: Hạn chế sử dụng túi nilon, cốc nhựa, ống hút nhựa… Tích cực sử dụng các sản phẩm nhựa có thể tái sử dụng. Tự mang theo túi khi đi mua sắm.
  • Tiết kiệm năng lượng và nước: Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. Kiểm tra các thiết bị điện để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả.
  • Ưu tiên sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường: Chọn mua các sản phẩm được làm từ nguyên liệu tái chế, thân thiện với môi trường. Ưu tiên sử dụng các dịch vụ công cộng.
  • Tái chế và tái sử dụng: Tái chế các sản phẩm nhựa, giấy,…
  • Ăn uống có trách nhiệm: Giảm thiểu lượng thực phẩm lãng phí. Chọn mua các sản phẩm thực phẩm xanh, thân thiện với môi trường.
  • Trồng cây xanh: Trồng cây xanh trong nhà, ngoài vườn. Tham gia các hoạt động trồng cây xanh, bảo vệ môi trường.

Đóng góp vào SDG 12, tôi có thể bạn cũng có thể

SDG 12một sứ mệnh quốc tế quan trọng, thể hiện cam kết của cộng đồng toàn cầu trong việc thay đổi hành vi tiêu thụ và sản xuất để bảo vệ hành tinh chúng ta. Để vượt qua thách thức này và xây dựng một tương lai phồn thịnh, cần có sự hành động quyết liệt từ phía chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng. Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy hành động cùng OU Green Plus “Đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững, Green có thể, bạn cũng vậy!”

Minh Nguyệt

TIN LIÊN QUAN

ou-xuan-tinh-nguyen

19 - T.4 2024

OU Câu chuyện Xanh: Sức Mạnh Cộng Đồng Trong Những Câu Chuyện Tình Nguyện Tại OU

Hãy cùng Như Quỳnh khám phá “Sức mạnh của cộng đồng” qua những Câu chuyện tình nguyện tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Sự đoàn kết…

ou-tinh-nguyen

18 - T.4 2024

OU Câu chuyện Xanh: Sinh viên OU thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường qua các hoạt động tình nguyện

Hoạt động tình nguyện là một hoạt động rất đỗi quen thuộc đối với sinh viên nói riêng và tất cả bạn trẻ nói chung. Đó là các hoạt động…

thu-hoi-pin-cu

22 - T.3 2024

OU Câu chuyện Xanh – Hành trình “GIẢI ĐỘC PIN CŨ” cùng sinh viên Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh

PIN là một nguồn cung cấp năng lượng cho nhiều loại thiết bị điện tử và được sử dụng rộng rãi trong đời sống con người. Nhưng bạn có biết,…

ou-phuc-vu-cong-dong-bvmt

11 - T.3 2024

04 Công trình Phục vụ cộng đồng của chương trình Ấn Xanh 2024

Khép lại hành trình phục vụ cộng đồng Ấn Xanh 2024, Câu lạc bộ OU Green Plus, trực thuộc phòng CTSV & TT Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ…

pvcd-an-xanh-2024

04 - T.3 2024

Chương trình Phục vụ cộng đồng “Ấn Xanh 2024” lần đầu tiên có sự tham gia của Sinh viên Lào – OU Câu chuyện Xanh

Chương trình Phục vụ cộng đồng nhân dịp Tết Nguyên Đán – “Ấn Xanh” của Trường Đại học Mở TP. HCM đã được tổ chức thành công chương trình “Ấn…

dong-vat-hoang-da-tai-thao-cam-vien

03 - T.3 2024

OU Câu chuyện Xanh – Sinh viên hưởng ứng Ngày Thế giới bảo vệ Động, Thực vật hoang dã 03/03/2024

Hưởng ứng Ngày Thế giới Bảo vệ Động, Thực vật Hoang Dã, sáng ngày 3/3/2024, câu lạc bộ OU Green Plus đã tổ chức một chuyến tham quan, trải nghiệm…

ou-dap-xe-bvmt

20 - T.2 2024

OU Câu chuyện Xanh: Những bước chân tình nguyện vì cộng đồng và môi trường

Việc tạo ra sự kết nối giữa hoạt động tình nguyện và bảo vệ môi trường, không chỉ góp phần đạt được mục tiêu chung vì một môi trường bền…

trong-rau-sach

18 - T.2 2024

OU Câu chuyện Xanh – Sinh viên mang mô hình Vườn rau sạch về Trường tiểu học

Trong chương trình phục vụ cộng đồng “Ấn Xanh 2024”, Câu lạc bộ OU Green Plus đã thực hiện và trao tặng Mô hình “Vườn rau cho bé” tại Trường…

sdg17

17 - T.2 2024

Mục tiêu phát triển bền vững 17. Thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Mục tiêu phát triển bền vững số 17 – Quan hệ đối tác vì các mục tiêu được xem là chìa khóa quan trọng để giải quyết những thách thức…

sdg16

16 - T.2 2024

Mục tiêu phát triển bền vững 16. Hòa bình, công lý và xây dựng các thể chế mạnh mẽ

Mục tiêu phát triển bền vững số 16 là một trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hợp Quốc đề ra. Nhằm thúc đẩy một xã…